Các kênh tư vấn hỗ trợ khách hàng
Phim hướng dẫn sử dụng MISA MTAX
Video giới thiệu
Video giới thiệu
  • Phim hướng dẫn các bước bắt đầu sử dụng MISA MTAX
  • Phim hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký giao dịch điện tử qua TVAN
Các kênh hỗ trợ
  • Diễn đàn hỗ trợ MISA
    Diễn đàn hỗ trợ MISA
    Tra cứu dễ dàng nhiều tài liệu hướng dẫn, các câu hỏi thường gặp khi sử dụng phần mềm
  • Tài liệu hướng dẫn online
    Tài liệu hướng dẫn online
    Tra cứu các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ căn bản, chức năng và câu hỏi thường gặp khi sử dụng phần mềm
Câu hỏi thường gặp
Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, bao gồm hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các hồ sơ, văn bản khác.
  • Theo khoản 4, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11:
  • “Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”
  • Như vậy, trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin thì bắt buộc phải giao dịch thuế điện tử.
  • Theo Điều 5, Thông tư 110/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, người nộp thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:
  • 1. Có chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  • 2. Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử, có số điện thoại di động đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế.
  • Theo điều 3, Nghị định 130/2018/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số:
  • “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
  • a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
  • b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
  • “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Theo điều 5, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Nội dung của chứng thư số bao gồm: Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
  • 1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • 2. Tên của thuê bao.
  • 3. Số hiệu chứng thư số.
  • 4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
  • 5. Khóa công khai của thuê bao.
  • 6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • 7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
  • 8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • 9. Thuật toán mật mã.
  • 10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ thuế của đơn vị anh/chị được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ dữ liệu của MISA đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 27000, CSA STAR nên anh/chị hoàn toàn có thể yên tâm về tính an toàn, bảo mật của hồ sơ.
  • USB TOKEN
    • Là một thiết bị phần cứng dùng để ký số.
    • Đặc điểm:
    • – Ký số lần lượt và tốc độ ký chậm, ~ 4-5 hóa đơn/phút.
    • – Luôn phải cắm USB token khi muốn ký số.
    • Chí phí:
    • ~ 2 trđ/năm (tùy nhà cung cấp).
    • Đối tượng áp dụng
    • Doanh nghiệp làm việc tại 1 địa điểm, chỉ có 1 Kế toán thực hiện phát hành hóa đơn, số lượng hóa đơn phát hành hàng năm < 10.000 hóa đơn.
  • SERVER
    • Là phần mềm được cài đặt trên máy chủ hoặc USB TOKEN cắm trực tiếp trên máy chủ để ký số.
    • Đặc điểm:
    • – Ký số tốc độ cao, lên đến 256 hóa đơn/giây trở lên (tùy tốc độ máy chủ).
    • – Ký số tập trung, người dùng không phải mang thiết bị ký số như USB Token.
    • Chí phí:
    • ~ 10trđ/năm (tùy nhà cung cấp).
    • Đối tượng áp dụng
    • Doanh nghiệp làm việc tại nhiều địa điểm, số lượng hóa đơn phát hành hàng năm < 10.000 hóa đơn.
  • HSM
    • Là một thiết bị phần cứng dùng để ký số.
    • Đặc điểm:
    • – Ký số tốc độ cao, lên đến 1,500 hóa đơn/giây.
    • – Ký số tập trung, người dùng không phải mang thiết bị ký số như USB Token.
    • Chí phí:
    • ~ 15trđ/năm (tùy nhà cung cấp) và phải mua thêm thiết bị ký số HSM > 10.000$.
    • Đối tượng áp dụng
    • Doanh nghiệp làm việc tại nhiều địa điểm, số lượng hóa đơn phát hành hàng năm > 10.000 hóa đơn.
  • Theo khoản 1, Điều 6 Thông tư 110/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế:
  • “Người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.”
  • Như vậy, theo quy định trên, người nộp thuế được sử dụng chứng thư số đã đăng ký để ký điện tử trên hồ sơ thuế, không phân biệt hình thức chữ ký số và không phân biệt với các loại dịch vụ khác.
  • Theo Điều 5, Thông tư 110/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, người nộp thuế được phép:
  • – Đăng ký nhiều chứng thư số cho một hoặc nhiều thủ tục hành chính thuế;
  • – Đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng để thực hiện nộp thuế điện tử;
  • – Đăng ký một số điện thoại di động để nhận mã xác thực giao dịch điện tử qua tin nhắn gửi về số điện thoại;
  • – Đăng ký một địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Ngoài ra, với mỗi thủ tục hành chính thuế người nộp thuế được đăng ký thêm một địa chỉ thư điện tử.
Hiện nay cơ quan thuế không có quy định bắt buộc về việc người nộp thuế phải đăng ký tài khoản tại một ngân hàng hay nhiều ngân hàng. Do đó, trường hợp người nộp thuế có nhu cầu sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để nộp thuế điện tử, người nộp thuế có thể đăng ký nhiều tài khoản của cùng một ngân hàng hoặc của nhiều ngân hàng khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng. Trước khi đăng ký, người nộp thuế cần tham khảo từng ngân hàng tương ứng.
  • Người nộp thuế được phép đăng ký khai, nộp thuế qua nhiều trang khai, nộp thuế khác nhau do Tổng cục thuế và các tổ chức T-VAN cung cấp, tuy nhiên với mỗi loại dịch vụ khai, nộp thuế, người nộp thuế chỉ được phép sử dụng trên một trang khai, nộp thuế duy nhất.
  • Người nộp thuế cần lưu ý đăng ký ngừng dịch vụ thuế điện tử trên trang khai, nộp thuế đang sử dụng trước khi chuyển sang khai, nộp thuế điện tử qua một trang khác.
  • Sau khi người nộp thuế đã đăng ký sử dụng dịch vụ thuế điện tử của tổ chức T-VAN thì sẽ không được phép sử dụng tài khoản thuế điện tử của Tổng cục thuế cho dịch vụ đã đăng ký trên T-VAN nữa. Trường hợp người nộp thuế chỉ đăng ký khai thuế qua tổ chức T-VAN thì vẫn được phép sử dụng tài khoản thuế điện tử của Tổng cục thuế để nộp thuế và ngược lại.
  • Trường hợp người nộp thuế đăng ký cả hai dịch vụ khai thuế, nộp thuế qua tổ chức T-VAN thì chỉ được phép sử dụng tài khoản thuế điện tử của Tổng cục thuế để tra cứu thông tin.
  • Trước khi bắt đầu giao dịch thuế điện tử, người nộp thuế cần đăng ký sử dụng dịch vụ thuế điện tử với cơ quan thuế, trong đó ghi rõ các nội dung sau:
  • – Thông tin liên hệ chính thức của người nộp thuế: Mã số thuế, tên người nộp thuế, số điện thoại, email
  • – Chứng thư số còn hiệu lực đang sử dụng
  • – Dịch vụ thuế điện tử đăng ký: Bao gồm dịch vụ khai thuế, nộp thuế
  • – Tài khoản ngân hàng nộp thuế điện tử (nếu đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử)
  • – Tổ chức cung cấp dịch vụ (nếu đăng ký sử dụng dịch vụ của tổ chức T-VAN)
  • Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, người nộp thuế cần đăng ký tờ khai nộp qua mạng với cơ quan thuế trước khi khai thuế điện tử, trong đó ghi rõ các nội dung sau:
  • – Mẫu tờ khai đăng ký nộp qua mạng
  • – Loại kỳ kê khai (theo lần phát sinh, tháng, quý, kỳ hay năm)
  • – Kỳ bắt đầu kê khai
  • Khi thay đổi hoặc bổ sung các tờ khai, người nộp thuế cần đăng ký thay đổi, bổ sung tờ khai đăng ký nộp qua mạng tương ứng.
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế hoặc tổ chức T-VAN, người nộp thuế đồng thời đăng ký nộp thuế trực tiếp với ngân hàng ủy nhiệm thu. Thủ tục đăng ký nộp thuế được quy định cụ thể theo từng ngân hàng.
  • Hiện tại, hồ sơ khai, nộp thuế được phép nộp bằng các định dạng sau:
  • – Đối với các tờ khai: Định dạng XML
  • – Phụ lục: Định dạng XML, xls, xlsx, doc, docx
  • Theo khoản 2, Điều 4, Thông tư 110/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế:
  • “Người nộp thuế đã thực hiện khai thuế điện tử thì phải thực hiện các giao dịch khác với cơ quan thuế theo phạm vi khoản 1, Điều 1 Thông tư này bằng phương thức điện tử, trừ trường hợp Điều 9 Thông tư này.”
  • Theo khoản 1, Điều 9, Thông tư 110/2015 hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế:
  • “Trường hợp gặp sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người nộp thuế thì người nộp thuế phải tự khắc phục sự cố. Trường hợp không khắc phục được thì liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.”
  • “Trường hợp đến hạn nộp hồ sơ thuế, nộp thuế mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người nộp thuế chưa khắc phục được sự cố, người nộp thuế thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua đường bưu chính, nộp thuế trực tiếp tại ngân hàng. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế tiếp tục thực hiện giao dịch điện tử trong các kỳ tiếp theo.”
  • Như vậy, trừ trường hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người nộp thuế gặp lỗi sự cố không khắc phục được, nếu người nộp thuế đã đăng ký khai thuế điện tử thì bắt buộc phải nộp thuế điện tử.
  • Theo điểm 4 Thông tư 66/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 110/2015/TT-BTC thì thời điểm nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định như sau:
  • 1. Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN
  • 2. Đối với hồ sơ khai thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN
  • 3. Đối với chứng từ nộp thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận chứng từ nộp thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN
  • 4. Đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN
  • Theo điểm 4 Thông tư 66/2019/TT-BTC và Thông tư số 84/2016/TT-BTC thì thời điểm nộp thuế điện tử được xác định như sau:
  • “Ngày nộp thuế là ngày hệ thống thanh toán của ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước trích tiền từ tài Khoản của người nộp thuế/ người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp thuế điện tử”